Tam thất bắc là loại cây nhỏ, thuộc họ nhân sâm. Thân mọc đứng, vỏ cây có rãnh dọc, lá chét mọc vòng 3-4 lá một, cuốn lá dài 3-6cm, ở mép lá có hình răng cưa. Là thực vật sống lâu năm nên muốn thu hoạch tam thất phải mất từ 3 đến 7 năm. Rễ tam thất có hình con quay, theo những người có kinh nghiệm thì củ nào giống ốc đá, màu xám xanh hơi đen, nâu, bóng sáng là tốt. Bên ngoài củ Tam thất còn có vết lõm và những lằn dọc không liên tục.
Hình ảnh thường thấy của cây tam thất
Cây tam thất có tên khoa học là Panax Pseudo-Ginseng (theo Wall) thuộc họ ngũ gia bì .Thảo dược này ưa khí hậu lạnh, sống ở độ cao trên 1000 mét nên rất hiếm. Ở nước ta tam thất được tìm thấy ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như Sapa, Lạng Sơn, Cao Bằng…
Hoa tam thất cũng là một dược liệu quý giúp an thần, bồi bổ sức khỏe
Công dụng của Tam Thất Bắc
Ẩn chứa đằng sau một dáng dấp nhỏ nhắn là những giá trị tuyệt vời về mặt y học. Với nhiều người tam thất được coi như một thứ tài sản lớn mà có vàng họ cũng không đổi “kim bất hoán”.
Đã từ rất lâu tam thất được dùng trong các bài thuốc cầm máu, tiêu sưng, giảm đau, trị bế kinh, rong kinh… hơn cả là đối với phụ nữ ở vào độ tuổi sinh đẻ. Có tam thất như có thêm sự an tâm, giảm nguy cơ tử vong vì mất máu khi sinh cho các bà mẹ.
Ngày nay, khi nền y học phát triển cũng là khi cây tam thất bước chân vào khoa học. Qua các công trình nghiên cứu, cho thấy ngoài các công dụng truyền thống người ta còn phát hiện các thành phần hóa học như Arasaponin A, Arasaponin B. Saponin … có chức năng hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch, hỗ trợ phòng ngừa ung thư và có khả năng ức chế căn bệnh này.
Cách dùng Tam Thất Bắc hiệu quả:
- Giống như nhân sâm, tam thất có thể nghiền nát thành bột hoặc cắt lát để sử dụng. Bộ phận thường dùng là củ rễ.
- Sau khi đào về sẽ phải rửa sạch qua nước ấm, sau đó đem phơi nắng hoặc sấy khô ở nhiệt độ 50 đến 60oC
- Để cầm máu, giảm đau thì uống từ 10 đến 20g tam thất mỗi ngày chia ra uống 4 đến 5 lần.
- Các trường hợp chữa máu ra nhiều khi sinh thì uống tam thất dạng bột mịn với nước cơm, khoảng 8g/ngày. Chia ra uống 2 đến 3 lần.
Lưu ý: củ tam thất mọc hoang ở rừng núi thường cứng, nặng, xám đen, thịt xanh xám, chỗ cắt mịn. Tam thất được gây trồng thì có da nhẵn, ít đắng hơn.